TƯ VẤN KỸ THUẬT - QUY TRÌNH LÀM TRÁI SẦU RIÊNG

 

Trong video nầy KS Thành sẽ hướng dẫn cho bà con xã IA BLƯ VÀ IA HLA huyện CHƯPƯH tỉnh Gia Lai kỹ thuật chăm soc, xử lý ra hoa và xử lý chống rụng trái cho cây sầu riêng Nội dung gồm các bước :

- Chăm sóc cây, phục hồi cây sau thu hoạch

- Phân hoá mầm hoa cho cây : sử dụng lân hoặc mkp hay dùng sản phẩm riêng của Hoá sinh Nam Việt phun toàn bộ trên lá và cành

- Kích ra hoa : dùng Kích ra hoa của Hoá Sinh Nam Việt phun trên CÀNH

- Kích đẩy đọt : (khi bông mắt cua dài 5cm) để phục hồi cây sau khi xử lý ra hoa và chủ động cho cây đi đọt sớm, tránh cho cây đi đọt trong lúc cây xổ nhuỵ đến khi trái lớn

- Bón phân ngừa đi đọt : đùng kali sunphat hoặc sản phẩm của Hoá Sinh Nam Việt bón 3 lần lúc xổ nhuỵ, trái trứng cút, trái trứng gà để ngăn ngừa cây đi đọt

- Phun chặn đọt : nếu cây có dấu hiệu đi đọt khi mang trái non thì ta kết hợp vừa bón gốc vừa phun dìu đọt bằng sản phẩm chuyên dùng KALI 9 kết hợp KP SỮA của Hoá Sinh Nam Việt

- Bón phân nuôi trái : bón khi trái lớn được 65-70 ngày, bón từ từ rồi tăng dần chứ không bón sớm, bón nhiều cây dễ đi đọt hoặc trái bị quá lớn, nứt gai

- Xử lý tròn trái : Khi bông xổ nhuỵ chúng ta tiến hành thụ phấn bằng thủ công cho sầu riêng kết hợp phun sản phẩm tròn trái của Hoá Sinh Nam Việt từ lúc trái bằng trứng cút, trứng gà, sản phẩm nầy nó sẽ khống chế chiều dài của trái sầu riêng làm cho trái tròn

- Lưu ý khi sử dụng phân bón cho sầu riêng : tránh bón nhầm phân có chứa gốc CLO : KALI CLORUA - NATRI CLORUA - CANXI CLORUA...

- Một số bệnh thường gặp trên cây sầu riêng : nứt thân xì mủ, rầy xanh, nấm trái...

#saurieng #saurieng#durian#musanking#monthong#xulyrahoa #hoasinhnamviet


Bài viết liên quan

Truy cập
 119 Today   (1 đang xem)
 7.540 lượt truy cập